Dữ liệu người dùng, kiểu nào?
Cái video siêu dễ hiểu về việc phân loại dữ liệu người dùng theo các cách thu thập khác nhau. Dữ liệu bạn trực tiếp hỏi người dùng (1st), dữ liệu thu thập thông qua các hệ thống của đối tác (2nd) và dữ liệu bạn đi mua (3rd).
Nói rõ hơn, các loại cookie bạn thu thập được trực tiếp (bao gồm cả Advertising ID hay IDFA trên mobile) chính là 1st data (người dùng chấp nhận chia sẻ cho bạn). Trong trường hợp công ty bạn có mối quan hệ tốt với một công ty khác mà hai công ty này không có lợi ích cạnh tranh trực tiếp với nhau nhưng cùng một segment chung (ví dụ 18+, M, đang đi làm thêm…) thì hai bên có thể trao đổi dữ liệu người dùng cho nhau để cùng khai thác (2nd party). Việc mua dữ liệu người dùng để về tự xử lý/chạy quảng cáo có thể thấy một cách sơ khai như việc mua email, mua danh sách số điện thoại người dùng nhưng chưa thực sự được triển khai một cách chuyên nghiệp hẳn. Nói tới đây cũng dễ hình dung loại thứ 2 là loại ít phát triển nhất do các công ty khó có thể ngồi lại được và chia sẻ data với nhau.
Việc xây dựng một hệ thống DMP (Data Management Platform) của riêng doanh nghiệp là một việc khá quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng trong ngữ cảnh hiện tại (Ad-Text phát triển). Sự sống còn không nằm trong việc thu thập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu mà còn là việc phân loại dữ liệu cho chính xác và khả năng xoay chuyển góc nhìn dữ liệu dễ dàng theo nhu cầu của business. Lúc đó, dữ liệu người dùng kiểu nào cũng có thể manage được hết.