Đừng quá tự tin về trí nhớ của mình
1.Đây cũng là kết luận đầu tiên trong phần đầu của cuốn The Organized Mind mình đang đọc dở. Hôm nay đọc thêm một bài trên Salon với tiêu đề gốc Not all memories really happened: What experts wish you knew about false memories nên note luôn cho khỏi quên (cuốn kia dạy rằng vì trí nhớ là lộn xộn nên bạn cần … outsource bộ nhớ của mình ra ngoài cho dễ quản lý).
2.Bài viết có một cụm từ khoa học được gọi là “False Memory“. Bạn quẳng mọi thứ một cách có ý thức lẫn vô thức vào trong não của mình, lâu lâu gọi lại phần bộ nhớ đó và tự tin rằng mình đang có chính xác điều mình đã từng trải qua. Sai toét.
Do vậy, một trong những cách có thể recall lại những gì mình cần nhớ là cố gắng gợi nhớ nó dần dần, thay vì hỏi và trả lời trực tiếp. Ví dụ, nếu bạn hỏi anh A về tóc của chị B, một người mà anh A mới gặp tuần rồi là “Màu tóc của chị ấy là màu gì?” hay tệ hơn “Chị ấy tóc đỏ phải không?” sẽ cực kỳ dễ nhận được câu trả lời sai.
Vậy, 04 lời khuyên từ Chris French để bạn bớt ảo tưởng về trí nhớ siêu phàm của mình :
- Bạn nhớ về tổng quan sự việc nhiều hơn là nhớ về chi tiết của sự việc đó (trừ khi chi tiết đó có gì ấn tượng mạnh với bạn)
- Bạn sẽ hay ‘thêm thắt’ một số chi tiết không có thật vào câu chuyện trong đầu nếu không nhớ được chính xác.
- Bạn không chỉ ‘thêm thắt’ vào các sự kiện bạn đã chứng kiến, bạn thậm chí có thể bịa ra cả một sự kiện và thêm thắt thêm vào đó.
- Bạn không thể phân biệt được mình đang “thêm thắt” vào hay không
Nghe khá tệ nhỉ. Cũng đừng painful. Bớt ảo tưởng, ghi chép lại nhiều hơn, viết blog nhiều hơn, tổ chức mọi thứ khoa học hơn đi bạn ơi.
2 thoughts on “Đừng quá tự tin về trí nhớ của mình”
Cái này chính là Tam Sao Thất Bản phải hông 😀
chuẩn rồi đó 😀