Định dạng Interstitial cho Mobile không tốt hơn Banner bình thường được bao nhiêu
1.Kết luận này nghe rất đáng buồn cho những người làm quảng cáo. Đúng hơn thì là một cái title rất dài : Mobile Ad Study Finds Interstitials Only Slightly Better Than Banners for Being Seen (and consumers work hard to avoid all of them) tới từ tạp chí Adweek. Bài viết đã dẫn lại các thí nghiệm về quảng cáo được thực hiện khá bài bởi Light Reaction và Bethesda, Md., lab Spark Experience trên 30 người trong phòng lab (sử dụng eye-tracking, EEG và các thiết bị khác).
Kết luận đầu tiên và vô cùng buồn rầu là con người rất giỏi trong việc ‘lẩn tránh’ quảng cáo. Họ mất 200ms để quét qua 1 quảng cáo banner, 800ms để quét qua quảng cáo Interstitial (tạm hiểu là banner/microsite full màn hình) – có nghĩa là họ không cần tới 1s (theo nghĩa đen) để bỏ qua bạn. Chưa hết, buồn cười nhất ở chỗ là họ mất nhiều thời gian hơn với Interstitial là để tìm nút X – nút tắt quảng cáo.
Kết luận thứ hai đáng ngạc nhiên hơn nữa. Sử dụng EEG, các nhà nghiên cứu kết luận rằng banner dù sao cũng đỡ làm phiền và tạo cảm giác xấu hơn là Interstitial (chắc do suốt ngày phải đi tìm đồng chí X để ấn nút).
Để giải thích cho điều này, Light Reaction đưa ra một framework được gọi là “Perceptual Pathway” nhằm nghiên cứu phản ứng của các giác quan khi nhìn thấy quảng cáo (cũng sẽ làm luôn với Native Ads). Kết quả ra sao thì chưa thấy nói, chắc sẽ phải đổi màu đổi format đổi tùm lum để test thử. Nhưng hy vọng, test sao rồi kết luận là thôi xoá nút X đi luôn thì chắc là … khóc hận.
2.Trong một diễn biến khác, Google đòi xoá label “mobile-friendly” trong kết quả tìm kiếm nếu mobile site thực hiện quảng cáo full-screen, che hết toàn bộ content. Tuy vậy, Google vẫn support định dạng này trên App và thậm chí Firebase còn hỗ trợ để trigger định dạng này dựa trên các segment khác nhau. Mình chỉ có thể hiểu được Google mạnh tay với mobile site đơn giản chỉ để giúp họ index được dễ dàng hơn chứ họ vẫn tin vào định dạng Interstitial. Để coi xem, định dạng này sẽ biến đổi tiếp thế nào, chứ đúng là trải nghiệm cá nhân 99% là đi tìm cách đóng nút X 🙁