Mình đã được vài lần trình bày trước đám đông vài trăm người, nhiều lần hơn trước đám đông hơn 50 người và nửa năm đi dậy ở vài nơi (với lớp khoảng từ 15-20 người). Lần nào cũng sử dụng Presentation, lần nào cũng run. Ngay cả những lần được coi là thành công, được mọi người đón nhận thì lưng áo cũng ướt đẫm mồ hôi. Tất cả là vì … tham.

Tham là vì muốn nói nhiều quá, nhồi nhét quá nhiều thứ vào trong bài Presentation mà quên mất trọng tâm, quên mất một triết lý cơ bản khi làm bài : Focusing on one idea. Tiếp đó là thiết lập các mục tiêu dựa trên One Idea này.

Giống như bạn đi làm phim ngắn 15-30 phút vậy. Đi ra rạp mà mọi người hỏi có hay không? Cũng bình thường. Phim nói về cái gì? Ờ, nói về cái lọ cái chai, mà thực ra tôi chẳng nhớ lắm. Thế là fail. Fail nặng.

Different views of presenter and audience

Điều đáng sợ nhất khi trình bày trước đám đông mà không có One Idea rõ ràng, Goal rõ ràng là bạn sẽ rất dễ bị lạc đường. Đám đông tinh ý sẽ nhận ra bạn lạc giọng, bạn lúng túng hoặc tệ nhất là bạn không nhớ rõ tại sao mình lại làm cái slide này, có phải thấy nó đẹp đẹp hay hay nên mình nhét vào trong bài trình bày của mình hay không? Nếu có One Idea rõ ràng, Goal rõ ràng, cho dù bạn run quá mà quên mất thì cũng có thể áp Idea/Goal vào trong slide đó mà tiếp tục trình bày.

Điều đáng sợ thứ nhì là : đám đông bắt đầu … NGÁP. Mà ngáp thì có tính lan truyền cao. Không thể dừng được, thậm chí làm người trình bày cũng ngáp luôn. Đó là lúc bạn biết bộ phim của bạn nhàm chán, chẳng có thắt nút cũng chẳng có cởi nút.

Tới đây lại có một vấn đề khác. Tôi có thể thu hút sự chú ý ngay lập tức ngay khi bập vào câu chuyện bằng cách nói về một điều gì đó ngược tai. Ví dụ như mình đã làm bài trình bày để nói rằng ePi không hề có ai làm Product Manager trước những người đang muốn nghe câu chuyện của một PM. Nhưng mà Baomoi cũng không tệ, ắt hẳn các bạn ePi phải làm cái gì đó tựa tựa như PM chứ? Và người ta bắt đầu lắng nghe. Nhưng giữ được sự chú ý của người ta từ đầu tới cuối quả thực quá vất vả. Bí quyết ở đây là phải thắt một cái nút bự và tháo nút dần dần (bởi vì bạn không có đủ thời gian như một bộ phim dài 90 phút cho tới 180 phút để thắt nút – mở nút vài lần).

presentation's emotional rhythm

Vậy thì phải làm thế nào để thắt nút bự và cởi nút dần dần. Hãy xem kịch bản phim kinh điển của Takeshi Kitano với tên  “Samurai on a Toilet”:

(>_<)

(o_o)

(O_O)

(^_^)

Chỉ có 20 ký tự. Đầy đủ 4 phần. Bài trình bày của bạn có làm nổi được như kịch bản này không?

S-curve emotional arc

Bí quyết ở đây lại vẫn là việc thắt nút và cởi nút. Hãy dành ít thời gian cho việc giới thiệu bạn là ai, công ty bạn làm gì để tập trung vào việc nêu ra vấn đề, khiến người đối diện cảm thấy mình có chút bất an – ah, đây chính là vấn đề mình đang gặp phải. Sau đó hãy xuất hiện như một vị anh hùng để giải quyết vấn đề đó. Đương nhiên, hãy nhớ tới One Idea – một vấn đề trong một lần trình bày là quá đủ rồi!

Bởi vậy, mới nói trình bày trước đám đông rất là đáng sợ. Ông đạo diễn có thể trốn một góc để người ta xem phim, người ta chê phim của ổng chứ mình thì chường mặt ra đám đông để nói, đâu có trốn đi đâu được. Bởi vì nó đáng sợ, trước khi làm bài Presentation đừng bao giờ nghĩ tới việc mình sử dụng hình ảnh gì, màu sắc gì, theme gì. Hãy trả lời câu hỏi duy nhất “One Idea mình muốn khách hàng nhớ tới là gì”. Và tiếp tục vẽ ra kịch bản thắt nút cởi nút để khách hàng không NGÁP trong suốt 30 phút còn lại. Không dễ, không dễ chút nào 🙁

Note : các hình vẽ đều được lấy trong cuốn Presentation Secrets. Rất nên đọc!

26Jan : bổ sung thêm quả Seven steps to the perfect story :

Seven steps to the perfect story

One thought on “Thực ra, trình bày cái gì trước đám đông cũng rất đáng sợ

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.