Bài này của Forbes khá hay (mặc dù ngắn). Note lại 3 điểm cho khỏi quên. 1.Đừng nghĩ cứ vẽ chart ra là ai cũng hiểu cái chart đó nói gì Ví dụ trên, cùng một số liệu, cùng một cách trình bày chart (Pie) nhưng bên phải nêu rõ ràng sự khác biệt của Utah với phần còn lại. Tác giả nói vầy : Every data story should convey or build up to a main point or idea. A data visualization fails to tell a story when your audience doesn’t clearly understand the central insight or idea that’s being conveyed. While these charts may empower audiences to discover their own insights and data stories, they don’t tell a story.[…]

Bài này ở Dataconomy nói khá rõ về những lần tiến hoá trong việc phân tích dữ liệu cho game. Cá nhân mình thì cho rằng mình đang ở giữa mức 1 và 2, có hơi hướng ở phần 3 khi có kết hợp công nghệ xử lý dữ liệu như Hadoop, Hive… 🙁 – khá buồn. Chuyện buồn này có thể xảy ra do mình đứng ở marketing-side của phần game-người-ta, không đi được cùng developer nhiều như các bạn làm marketing cho studio. Bạn đọc thêm để biết rõ nhé.

Hôm rồi nhân sự kiện ra mắt cuốn Hiểu số để tăng số, mình có được tham dự với vai trò diễn giả chia sẻ quá trình sử dụng số/data trong quá trình làm việc từ Baomoi cho tới VNG/360Game. Ở trên là slide chia sẻ, dưới đây là một vài note về kinh nghiệm đau thương khi làm việc với số : Số vô tình, người cũng vô tình. Vậy nên là rất hay rơi vào tình trạng Confirmation Bias : chỉ cố gắng tìm số/nghe những số gì mình muốn nghe để thuyết phục bản thân mình. Người làm số mà mang định kiến thì cũng vậy. Làm game ở VNG – công ty 10 năm kinh nghiệm[…]