Tuần rồi có đọc một bài về ý tưởng khá hay : Idea Sex: How New Yorker Cartoonists Generate 500 Ideas a Week, note lại một vài ý chính, còn lại mọi người tự đọc. Vấn đề của các hoạ sỹ freelancer khi hợp tác với The New Yorker là nếu họ gửi tới toà soạn 10 bức/tuần, hên lắm họ cũng sẽ được nhận đăng 01 bức, tương đương với tỷ lệ từ chối lên tới 90%. Đây cũng là vấn đề chung của giới sáng tạo chuyên nghiệp : thời gian sáng tác ngắn, môi trường cạnh tranh cao, khán giả có gu thẩm mỹ cao và đồng lương phập phù. Điều này dẫn tới lời khuyên đầu tiên[…]

Nhân tiện đang đọc cuốn “The Organized Mind” khá hay, đọc đúng luôn bài này (Thinking Too Much Makes You Miss The World Around You) nên note lại khỏi quên. Trong cuốn sách, tác giả cũng nói khả năng xử lý dữ liệu của ý thức (băng thông) con người chỉ ở mức 120 bits/giây. Để dễ so sánh, một người đang nói chuyện với mình sẽ tốn của mình mất 60 bits/giây. Do vậy mình chỉ có thể tối đa nói chuyện với hai người cùng một lúc, nếu ba người cùng nói một lúc là mình sẽ loạn là chắc. Quay trở lại bài viết cũng như cuốn sách, cách dễ nhất để cảm nhận cuộc sống nhiều[…]

1.Không biết sao mà team Tam Quốc Chế lại chế ra cái ảnh này đúng lúc mình đang đọc cuốn Vương quốc sáng tạo. Mình đồ rằng cái ảnh này sẽ ít tương tác vì nó không có tính giải trí, nhưng cá nhân mình thích mê. Thích mấy bạn vẽ rất cẩn thận và chi tiết. Chi tiết ở cái chỗ nếu nhìn góc của Trương Phi và hai con ruồi thì sẽ lăn ra cười. Rồi nhìn cái câu “Còn quái vật là còn đi đúng hướng” mà nhắm mắt. 2.”Con Quái Vật đói khát và đứa bé xấu xí” là chương tiếp theo của chương “Sợ hãi và thất bại”. Chương này Ed Catmull viết về cách[…]

Bài này của Forbes khá hay (mặc dù ngắn). Note lại 3 điểm cho khỏi quên. 1.Đừng nghĩ cứ vẽ chart ra là ai cũng hiểu cái chart đó nói gì Ví dụ trên, cùng một số liệu, cùng một cách trình bày chart (Pie) nhưng bên phải nêu rõ ràng sự khác biệt của Utah với phần còn lại. Tác giả nói vầy : Every data story should convey or build up to a main point or idea. A data visualization fails to tell a story when your audience doesn’t clearly understand the central insight or idea that’s being conveyed. While these charts may empower audiences to discover their own insights and data stories, they don’t tell a story.[…]

Nguồn bài viết : Business2Community Trước đây sử dụng funnel truyền thống là Awareness – Interest – Desire – Action. Hiện tại đề xuất : Loyal – Active – Lapsing – Inactive. Mô hình này bỏ qua các bước phía trên như Awareness/Interest mà tập trung nhiều hơn vào phần sau khi user đã cài app. Điều này dẫn tới việc re-engage user để user có thể tiếp tục sử dụng app là quan trọng. Re-engage có thể thực hiện bằng nhiều cách, từ in-app, bắn notification cho tới gửi email, chạy quảng cáo re-targeting. Update 16Jul :     Một bài viết khác tới từ AdExchanger cũng khá hay.

Bài này ở Dataconomy nói khá rõ về những lần tiến hoá trong việc phân tích dữ liệu cho game. Cá nhân mình thì cho rằng mình đang ở giữa mức 1 và 2, có hơi hướng ở phần 3 khi có kết hợp công nghệ xử lý dữ liệu như Hadoop, Hive… 🙁 – khá buồn. Chuyện buồn này có thể xảy ra do mình đứng ở marketing-side của phần game-người-ta, không đi được cùng developer nhiều như các bạn làm marketing cho studio. Bạn đọc thêm để biết rõ nhé.

  Tại sao lại phải hỏi Tại sao thì có thể đọc thêm ở đây.

L2 Think Tank (hem phải L3 T_T) đã kết luận như vậy sau khi nghiên cứu các video có lượt view cao do nhãn hàng sản xuất trên Youtube. Nói ngắn gọn, trên Youtube muốn có nhiều view, nhãn hàng kiểu gì cũng phải trả tiền. Đừng hy vọng người xem tự tìm tới mình.   Ví dụ tiêu biểu là chiến dịch “Real Beauty Sketches” của Dove, chiến dịch năm 2013 được bầu chọn là một trong các chiến dịch “viral video” tốt nhất cũng có tới 75% traffic là trả tiền! Tương tự, các chiến dịch có view cao của nhãn hàng khác cũng đều phải bỏ ra số tiền không nhỏ để có thể “viral” – được[…]

Theo thống kê của Omnicom Media Group và Epinion, 74% dân Đông Nam Á xài điện thoại khi buồn chán. Trong đó, ngạc nhiên khi thấy người VN lại chiếm tỷ lệ ít nhất.   Tham khảo thêm các số liệu khác tại bài gốc.  

Viết nhanh lại từ ý của bài này : The Economics of Performance Media Planning Bẫy trung bình luôn là cái bẫy đáng sợ. Nếu là sếp, đơn giản chỉ nghe rằng CPA/CPI của chiến dịch này so với chiến dịch trước giá vẫn không đổi (ví dụ 10K/CPA hay là 0.6 USD/CPI), thậm chí là nghe CPA/CPI chiến dịch này giảm 20% so với chiến dịch trước mà vội mừng không hỏi tiếp, tất là sẽ có ngày teo. Bởi vì, số đó là số trung bình của rất nhiều các Ad Network khác nhau, mỗi Ad Network lại có một mức giá khác nhau, tương ứng với một chất lượng traffic khác nhau (tuỳ theo cách đáng giá,[…]