1.Đọc ở đây (bài viết khá hay về cái chết của PC), thấy rõ ràng định nghĩa về mobile/di động cần phải được nghĩ cho kỹ.

As we all know, most use of ‘mobile’ devices on the internet is actually over wifi. Most people use a smartphone when there’s a laptop in arms’ reach. And relatively little use of ‘mobile’ devices is when you’re walking down the street or waiting for a coffee. Benedict Evans

Định nghĩa liên quan tới việc kết hợp (~bỏ) bàn phím cứng với màn hình chạm cũng khá lung lay sau khi các dòng Surface của Microsoft + hãng khác ra đời. Màn hình to, bàn phím rời, nhẹ để mang đi được … vừa có đủ sức mạnh của PC/Laptop vừa có tính di động cao làm mọi người khó có thể nói được chính xác đó là máy tính hay thiết bị di động (hoặc cả hai –  máy tính di động).

2.Bài viết trên cũng đưa ra một quan điểm khá hay liên quan tới việc đừng phân tách thiết bị di động/máy tính. Có nghĩa là đừng nhìn vào kích thước, bàn phím thật/ảo. Thay vào đó, hãy nhìn vào độ phân giải của màn hình (Ehe, bàn phím cứng đã biến thành bàn phím ảo, bao lâu nữa màn hình cũng tách rời ra? kiểu Gooogle Glass?) Còn đương nhiên, có mạng thì thiết bị nào chả gọi được? Vậy nên, chỉ cần nhìn vào kích thước/độ phân giải màn hình lớn hay nhỏ để nói chuyện.

3.Quay trở lại với bản thân. Ngày ngày mình cũng vác laptop đi làm, xong lại vác về nhà, xong rồi lại vác ra quán cf ngày chủ nhật để viết blog. Vậy cái laptop của mình có khác gì cái di động đâu? Nhỉ? Thực ra nó có khác ở nhiều chỗ, quan trọng nhất là ứng dụng chạy trên đó.

Microsoft đang cố gắng đồng bộ ứng dụng trên PC/Lap/Mobile vào làm một. Đứng ở bên kia, iOS và Android đã quá to để có thể tách riêng ra mà không sợ Microsoft đụng tới. Nếu xét về khía cạnh ứng dụng, mobile thực sự đã tách riêng ra khỏi PC.

4.Nghĩ nhanh về marketing cho mobile. Sản xuất là khó, may ra chỉ có thể marketing cho sản phẩm mobile đã thành hình. Liệu có làn sóng lắp ghép phần cứng cho thiết bị mobile giống như PC năm nào không? Hay là cứ mẫu mã có sẵn mà làm tới giống như Laptop?

Store là một trở ngại lớn cho chuyện marketing ứng dụng. Nhưng trở ngại là trở ngại chung. Một khi chuyện download đã không dễ thì sẽ dẫn tới mấy chuyện phải làm :

  • Giúp người ta hiểu tại sao người ta cần down (branding/community…?)
  • Giữ người ta ở lại ngay ngày tiếp theo (retention…?) Uninstall rồi khó install lại lắm, trừ khi là game đang nghiện chơi
  • Giữ app ở màn hình thứ nhất (chuyện này mấy launcher làm rất siêu phàm, họ tự động group các app khác về các folder khác nhau để đảm bảo app của họ luôn đủ chỗ ở màn hình thứ nhất)
  • Đừng chăm chăm vào quảng cáo trên mobile không, chả phải ở phần 1 có cái biểu đồ rõ to đó sao? Họ cầm mobile nhưng vẫn ngó desktop, TV. Điều đau đầu sẽ là đo đếm sao cho tốt 🙁

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.