The Fool - Tarot - Quote

Ở bài trước, mình đã cố gắng diễn tả việc Trình bày cái gì trước đám đông cũng đều rất đáng sợ, nhất là việc trình bày bài Presentation mà không chắc về nội dung, về kết cấu, không đủ hấp dẫn. Đọc bài Tarot cũng vậy.

Không giống như việc trình bày trước đám đông, xem bài Tarot thường là một đối một, trong đó bộ bài như một công cụ kết nối người muốn xem với suy nghĩ của chính họ. Mình vẫn quan niệm bài Tarot giống như một tấm gương để qua đó người ta tự soi mình, tự biết mình xinh đẹp hay tàn tạ như thế nào.

Tuy vậy, một session trình bày một vấn đề gì đó thông qua Presentation hoặc xem bài Tarot đều cần mang lại cho người nghe một câu chuyện hợp lý, gợi nhớ được. Thậm chí, nếu coi mỗi slide trong bài Presentation là một lá bài (card) thì rõ ràng, cả người trình bày lẫn người xem Tarot đều đang làm cùng một việc giống nhau, phải không nào?

Thêm nữa, có hai điều khiến mình thấy bộ bài Tarot (Tarot deck) và bài Presentation giống nhau :

1.Cách thể hiện bài

2.Cách thể hiện câu chuyện

Rotin Tarot
Rotin Tarot

Bài Tarot có khá nhiều loại khác nhau, trong đó loại cổ điển nhất là bộ của Rider-Waite. Có khá nhiều bộ khác cũng dễ xem bởi lá bài vẽ khá chi tiết, mô tả khá rõ như bộ Deviant Moon hay Shadowscapes. Lại cũng có nhiều bộ tương đối hình tượng, không vẽ quá chi tiết, ví dụ gà mờ như mình sẽ phải mở sách ra tra cứu với những quân bài không rõ nghĩa, ví dụ như bộ Torin Tarot ở trên chả hạn.

Trong khi đó, cách thể hiện bài Presentation cũng có nhiều kiểu khác nhau. Kiểu kinh điển nhất mà chắc ai cũng từng dính phải (và tự làm ra) một vài lần trong đời là kiểu có bao nhiêu ý tứ phang hết lên trên mặt slide (đầy chữ, chi chít và nhỏ). Kiểu khác, mình nghĩ là văn minh hơn, có chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và hấp dẫn hơn thì là kiểu slide đơn giản, để dành chỗ cho người nói phát huy. Cứ nhìn cách Steve Jobs và Bill Gates trình bày là biết rõ (mình ngưỡng mộ cả hai bác này, quá ngưỡng mộ là khác).

Presentation in Bill Gates' way

 

vs

Presentation in Steve Jobs' way

Nếu theo dõi Presentation Zen, bạn sẽ còn thấy rõ hơn nhiều loại phong cách làm bài Presentation khác nhau, ví dụ như kiểu của Seth Godin, kiểu của Takahashi hay kiểu của Lessig. Tạo ra hẳn một phong cách làm Presentation thì quá khó, nhưng học theo một phong cách nhất định, hợp với mình thì chắc là không quá khó. Kiếm được một bộ bài Tarot hợp với mình cũng vậy, lúc đầu bạn có thể sẽ kiếm các bộ bài đơn giản, kinh điển và dễ xem nhưng về sau, chẳng ai cam đoan được bạn sẽ không có các bộ bài mới tối giản hơn.

Xem bài Tarot cũng có nhiều cách khác nhau để xem. Đơn giản nhất là 1 lá, rồi 3 lá, 4 lá. Phức tạp hơn thì như Celtic Cross có tới 10 lá khác nhau. Presentation cũng vậy, tùy theo từng tình huống, từng câu chuyện bạn muốn kể cho người nghe mà sử dụng bài trình bày dài hay ngắn.

Bài blog trước focus vào điều gì nhỉ? Muốn thành công với bài Presentation, cách duy nhất là tập trung vào One Idea, phát triển kịch bản và sau đó mới là việc thể hiện nó như thế nào. Cá nhân mình nghĩ Tarot chắc cũng vậy, nhiều lá hơn chưa chắc đã rõ ràng hơn, quan trọng là câu hỏi, thái độ và cách kết nối các lá bài đó với nhau để biến thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Túm cái váy, hãy đọc thêm về Tarot (học nếu rảnh) nếu muốn làm bài Presentation tốt hơn.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.